Đất đồng sở hữu là gì? Quy định ra sao về đồng sở hữu nhà đất? Sổ đỏ đồng sở hữu là gì? Đồng sở hữu đất có được cấp riêng sổ đỏ hay không ?
Mục lục
Đất đồng sở hữu là gì? Quy định ra sao về đồng sở hữu nhà đất?
Đất đồng sở hữu là gì? Theo quy định của pháp luật về đất đai tại Việt Nam được quy định rất rõ các điều khoản tại Luật đất đai năm 2013 về các quyền sở hữu đất của người dân, các biện pháp bảo đảm hoặc các trường hợp tranh chấp đất đai xảy ra. Trong luật có quy định về việc người sở hữu đất được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cùng với những quan hệ đồng sở hữu đất.
Sổ đỏ là gì?
Pháp luật hiện hành về đất đai tại Việt Nam cụ thể trong Luật đất đai không có quy định cụ thể về sổ đỏ mà trên thực tế thì sổ đỏ là từ mà người dân hay gọi thay cho giấy chứng nhận theo màu sắc như sổ đỏ, sổ hồng,…
Chúng ta có thể thấy, tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận có bìa màu hồng).
Đồng sở hữu đất có được cấp riêng sổ đỏ hay không ?
Sang tên sổ đỏ đồng sở hữu . Quy định tại Khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP chỉ rõ, hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất như sau:
“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.
Như vậy, khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải có sự đồng ý của tất cả người chung quyền sử dụng đất.
Thực tế, có nhiều trường hợp, chỉ một số thành viên muốn chuyển nhượng, tặng cho. Vì thế, theo Điểm b Khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định rõ phương án giải quyết như sau:
– Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Đồng sở hữu đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Sang tên sổ đỏ đất đồng sở hữu cần lưu ý những gì?
So với quyền sử dụng đất là tài sản riêng của cá nhân thì đất đồng sở hữu có một số điều khác biệt khi đứng tên và sang tên sổ đỏ.
Đất đồng sở hữu là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất.
Theo Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013: Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 1 giấy chứng nhận.
Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.
Đất đồng sở hữu có bán được không?
Đất đồng sở hữu là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất. Vậy, Đất đồng sở hữu có bán được không? Cùng giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Có được bán đất khi người đồng sở hữu không đông ý?
Như đã trình bày ở trên, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng sở hữu phải có sự đồng ý của những người có chung quyền sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế khi chuyển nhượng đất đồng sở hữu chỉ có một hoặc một số thành viên đồng ý chuyển nhượng.
Tổng quan về nhà đồng sở hữu
Theo Khoản 1 Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 thì “SỞ HỮU CHUNG là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Tức là nhiều chủ thể có quyền được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nếu tài sản đó là tài sản chung của họ.
Như vậy, NHÀ ĐỒNG SỞ HỮU được hiểu là nhiều chủ thể cùng có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt căn nhà đó.
Đối với trường hợp nhà đồng sở hữu, các đồng sở hữu có hình thức sở hữu là sở hữu chung theo phần. Theo đó:
- Một đồng sở hữu sẽ có một phần quyền nhất định đối với căn nhà và có quyền, nghĩa vụ đối với căn nhà này tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Phần quyền đó có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau.
- Xuất phát từ việc sở hữu chung nên quyền quản lý, sử dụng, định đoạt của các đồng sở hữu phải tuân thủ theo các điều kiện theo quy định tại Điều 216, 217, 218, 219 Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo lợi ích chung của tất cả các đồng sở hữu.
Các Hình thức cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chứng thư pháp lý để xác nhận quyền sở hữu là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (viết tắt là GCN) (còn gọi là sổ hồng).
Hiện nay, GCN được chia làm 02 loại:
- GCN riêng là giấy chứng nhận riêng biệt của chủ sở hữu mà ở đó có số lô riêng, số thửa bản đồ riêng và người đứng tên trực tiếp trên sổ hoàn toàn có quyền quyết định mục đích sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
- Còn GCN chung là giấy chứng nhận quyền sở hữu chung, trong đó có nhiều chủ sở hữu mà không có quan hệ vợ chồng hay con cái với chủ sở hữu.
DỊCH VỤ MUA BÁN – KÝ GỬI – CĂN HỘ – ĐẤT NỀN – SHOPHOUSE – ĐẤT NỀN VUI LÒNG LIÊN HỆ
PHÒNG KINH DOANH: 0903 066 813
CHÚC QUÝ KHÁCH SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG, TRÂN TRỌNG!
LIÊN HỆ PHÒNG KINH DOANH CHỦ ĐẦU TƯ – PROPERTYXVN
- Website: https://propertyxvn.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/propertyxvncom/
- Địa chỉ: 527 Điện biên phủ ,Phường 25,Quận bình thạnh,Tp.hcm