Cho ra đời mẫu xe hơi đầu tiên mang thương hiệu VinFast, nhiều người nhận thấy rằng vị CEO của Vingroup – Phạm Nhật Vượng, Điều gì thôi thúc tỷ phú Phạm Nhật Vượng Vingroup “tất tay” vào xe điện? Việc chuyển hướng tập trung hoàn toàn vào xe điện có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến VinFast rót vốn vào nhiều startup ở Mỹ và Israel suốt nhiều năm qua, phần lớn trong số họ đều tập trung vào các lĩnh vực pin, năng lượng, và các công nghệ mới như AI.
Mục lục
Vì sao xe điện VinFast VF e34 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gây ‘sốt’ ở Việt Nam?
Việc dừng sản xuất xe xăng, chuyển hẳn sang sản xuất ô tô điện của Tập đoàn Vingroup đã khiến nhiều người tò mò, thắc mắc. Tuy nhiên, có lẽ đây là con đường duy nhất để tỷ phú Phạm Nhật Vượng kịp “né thua” và tiếp tục hướng tới tạo dựng một thương hiệu tầm cỡ thế giới, điều mà ông hằng mong ước.
Đã nhiều lần, trực tiếp hay gián tiếp, tỷ phú Phạm Nhật Vượng Vingroup đưa ra thông điệp mong muốn trong vài năm tới Việt Nam sẽ có một thương hiệu không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang danh khắp thế giới, mang lại niềm tự hào cho toàn dân tộc. Để làm được điều này, ông hứa sẽ dồn hết tâm huyết, trí tuệ, thậm chí cả sức lực để đạt cho kỳ được.
Thương hiệu toàn cầu – Du lịch, nhà ở, ô tô hay điện thoại di động?.
Để có thể sở hữu một thương hiệu nổi tiếng, cạnh tranh toàn thế giới, ông Vượng buộc phải lựa chọn lấy một trong nhiều thương hiệu mà Tập đoàn Vingroup đang sở hữu, bởi dù có mạnh đến mấy, giỏi đến mấy, ông Vượng cũng không thể cùng lúc phát triển tất cả các thương hiệu.
Hiện Vingroup đang cùng lúc sở hữu nhiều thương hiệu hàng đầu Việt Nam như: Vinhomes, Vinpearl, Vinschool, Vinmec, Vinsmart, Vinfast… nhưng rõ ràng các thương hiệu này mới chỉ dừng lại ở mức “ao làng”.
Với Vinhomes và Vinpearl, rõ ràng đây là những thương hiệu mà bất cứ người dân Việt Nam nào cũng biết. Đây là những đô thị sống, những khu du lịch 5 sao đẳng cấp được người dân trong nước đặc biệt ưa chuộng. Tuy nhiên, nếu chọn nhà ở hay khu du lịch để phát triển ra toàn cầu, rõ ràng Vingroup phải đối mặt với quá nhiều thách thức rất khó vượt qua.
Tại Việt Nam, mô hình những căn hộ chung cư diện tích nhỏ, những căn biệt thự liền kề hay Shophouse diện tích trên dưới 100 m2 đã mang lại danh tiếng và lợi nhuận cao cho Vingroup. Tuy nhiên, thành công trong nước đôi khi không đồng nghĩa với thành công ở nước ngoài vì mô hình này khó mà phù hợp ở môi trường quốc tế do những phức tạp về pháp lý khi sở hữu đất đai ở mỗi quốc gia, là sự khác biệt của văn hóa sống, là gout hưởng thụ và trải nghiệm rất khác nhau giữa các dân tộc. Muốn khắc phục điều này bắt buộc Vingroup buộc phải có lộ trình, phải có con người ở khắp mọi nơi. Chắc chắn ông Vượng cũng khó mà dám đối đầu khi tương lai của lĩnh vực này rất khó đoán định.
Nếu chọn Vinmec hay VinSchool thì rõ ràng chưa đấu ông Vượng đã dễ thua bởi thế mạnh vượt trội về giáo dục, y tế luôn đến từ các nước tiến tiến như: Anh, Pháp, Mỹ, Úc… Ngay cả các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như: Singapo hay Thái Lan thì cửa của Vingroup trong những lĩnh vực này cũng không mấy sáng sủa.
Ô tô điện VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng với giá 690 triệu đồng có tính năng đặc biệt gì?
Còn chọn Vinsmart thì lại còn khó hơn bởi người tiêu dùng thế giới đều có chung sở thích đó là sính hàng hiệu. Trong cuộc đua này, rõ ràng điện thoại di động của Vingroup không cùng đẳng cấp với Samsung hay Iphone, muốn bán điện thoại di động thương hiệu Vinsmart giá cao chút cũng khó. Nếu cạnh tranh bằng giá cả phù hợp với đại đa số người dùng, chấp nhận bán số lượng nhiều, lãi ít, chắc chắn Vinsmart sẽ thua toàn phần với các hãng điện thoại như: Oppo, Lenovo, Xiaomi… đến từ gã hàng xóm khổng lồ Trung Quốc. Điều này cũng trái với truyền thống luôn cung ứng cho thị trường những sản phẩm cao cấp mà Vingroup đề ra. Đây cũng có thể là điều khiến Vingroup sớm nhận ra cái kết đắng và buộc phải dừng sản xuất điện thoại di động sau một thời gian rất ngắn.
Cuối cùng, chỉ còn một sản phẩm khả dĩ nhất để ông Vượng dám đánh cược, dám chạy đua là ô tô với thương hiệu Vinfast để ông Vượng có thể lựa chọn. Đây có lẽ cũng là sản phẩm mà Vingroup có thể cạnh tranh toàn cầu bởi đòi hỏi của người tiêu dùng trên toàn thế giới tựu chung đều giống nhau và có nét tương đồng đó là: chất lượng, giá cả và dịch vụ. Về điều này có lẽ Vingroup sẽ làm được nếu được đứng cùng vạch xuất phát với các đối thủ.
Ô tô xăng – Vinfast khó có cửa.
Muốn cạnh tranh toàn cầu thì điều đầu tiên mà bất cứ người kinh doanh nào cũng phải khắc ghi trong lòng là sản phẩm, thương hiệu đó không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà bắt buộc phải được khách hàng thế giới biết đến và tin dùng. Điều này đối với sản phẩm ô tô chạy bằng xăng của Vinfast khó như hái sao trên trời.
Đến thời điểm này, ngành công nghiệp ô tô chạy xăng thế giới đã phát triển hơn 50 năm và hiện đã có quá nhiều “tượng đài” như Ford, BMW, Toyota, Huyndai, Kia… tồn tại và phát triển. Để có thể đuổi kịp để sánh ngang với các tên tuổi lớn này, Vinfast đương nhiên phải có rất nhiều ưu thế cạnh tranh, thậm chí là thế mạnh vượt trội.
Một câu hỏi được đặt ra là nếu chạy đua ô tô xăng thì Vinfast lấy gì để cạnh tranh với các ông lớn khi hãng này chỉ là “lính mới tò te”. Về giá bán đương nhiên xe xăng Vinfast không thuộc hàng đẳng cấp luxury như: BMW, Mercedes hay Lexus nên không thể bán giá cao. Còn về phân khúc trung bình thì lợi thế cạnh tranh của Vinfast lại càng quá khó và chưa thể hiện được rõ. Cạnh tranh bằng chất lượng ư??? – chưa đủ thời gian kiểm nghiệm, cạnh tranh bằng dịch vụ ư??? – các hãng khác cũng đã phục vụ khách hàng tương đối tốt rồi.
Điều gì thôi thúc tỷ phú Phạm Nhật Vượng Vingroup “tất tay” vào xe điện?
Cao không tới, vừa vừa không xong nên nếu để giá trung bình, ngang với các phân khúc khác cùng loại của Huyndai, của Toyota hay Honda, Vinfast sẽ rất khó đẩy mạnh việc bán sản phẩm ra các thị trường nước ngoài. Muốn bán được xe, Vinfast buộc phải hạ giá, khuyến mại, sao cho giá bán ra thấp hơn giá xe của các hãng khác cùng phân khúc. Tuy nhiên đây lại chính là sở đoản của hãng xe Việt bởi ai cũng biết các hãng xe danh tiếng trên thế giới đã có mấy chục năm khấu hao, giờ là lúc họ gặt hái lợi nhuận, trong khi Vinfast mới ra đời, mọi chi phí đầu tư rất cao, lợi nhuận thường rất “hẻo”, thậm chí là thu không đủ chi.
Việc Vinfast cạnh tranh thị trường ô tô chạy xăng bằng cách hạ giá, đồng nghĩa với việc trong khi các hãng xe đã thành danh trên thế giới đơn thuần chỉ hưởng lợi nhuận ít đi, thì Vinfast lại phải “cấu vào thịt” của mình. Dù được đánh giá là giàu có hơn ông chủ hãng xe Huyndai thì tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng không thể chạy đua và bù lỗ mãi được.
Bên cạnh đó, dù được đánh giá là có tốc độ phát triển khá tốt, sở hữu nhà máy công nghệ hiện đại, công suất 250.000 xe mỗi năm, nhưng hơn 2 năm qua, Vinfast cũng mới chỉ bán được gần 36.000 xe xăng các loại tại thị trường Việt Nam. Hình ảnh chiếc xe Vinfast vẫn gần như mất bóng trên đường phố nước ngoài.
Nếu cứ tiếp tục giảm giá để thu hút khách hàng, công suất sản xuất và mức tiêu thụ sản phẩm thấp như hiện nay, thì việc Vinfast thống trị thị trường nội địa đã khó chứ nói gì tới việc bám đuổi và vượt lên các thương hiệu tầm cỡ thế giới. Thời điểm mà Vingroup đuối sức và rời khỏi cuộc đua cạnh tranh quốc tế đối với ô tô chạy xăng là điều đã được dự báo trước. Ước muốn tự hào về một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu ngày một xa vời và sẽ khó trở thành hiện thực với ông chủ Vinfast nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Ô tô điện – vươn lên từ vạch xuất phát.
Mặc dù xe điện là xu hướng, là tiềm năng trong những năm tới nhưng rõ ràng trong thời điểm hiện nay, những thương hiệu thành danh trong lĩnh vực này chưa nhiều, nếu không muốn nói là rất ít. Tất cả các hãng xe danh tiếng như: BMW, Toyota, Huyndai, Ford đều đang trong thời gian đầu sản xuất và thâm nhập thị trường, duy chỉ có hãng xe điện thương hiệu Tesla của Mỹ là đã có thâm niên vài năm trên thương trường và bước đầu gặt hái được thành công tại thị trường châu Âu, Mỹ. Nói một cách nôm na là tất cả các thương hiệu xe ô tô điện trên thế giới đều mới mẻ và chập chững bước vào vạch xuất phát.
Vào thời điểm hiện nay, nếu Vingroup dừng hẳn sản xuất xe ô tô chạy xăng để chuyển sang sản xuất xe điện thì đương nhiên Vinfast sẽ được coi là đứng vào cùng vạch xuất phát với tất cả các hãng xe điện khác trên thế giới. Khi đó việc cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng, mẫu mã là ngang hàng, thậm chí Vinfast còn có lợi thế hơn bởi Vinfast còn có thế mạnh do tập hợp được một đội ngũ chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm của các hãng ô tô hàng đầu thế giới cộng với lòng quyết tâm, nhiệt huyết và mong muốn cháy bỏng sở hữu một thương hiệu toàn cầu made in Việt Nam mà ông chủ Vinfast hằng mong muốn.
Việc Vinfast chọn thị trường Mỹ để ra mắt xe điện lần đầu tiên cũng được nhiều chuyên gia cho là cách làm hay, là hướng đi hợp thời để rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường, tiếp cận người tiêu dùng quốc tế. Đây là chiêu mà các thương hiệu ô tô khác chưa bao giờ dùng tới.
Canh bạc tất tay của Vingroup
Nếu Vinfast chọn cách thu phục người tiêu dùng trong nước trước, sau đó mới thu phục người tiêu dùng nước ngoài giống như các hãng danh tiếng trước đây vẫn làm thì đương nhiên Vinfast luôn phải bám đuổi, bởi người tiêu dùng Việt Nam tin dùng ô tô điện của Vinfast không có nghĩa là người tiêu dùng thế giới cũng sẽ tin dùng theo. Lúc này muốn đưa Vinfast trở thành thương hiệu toàn cầu buộc hãng xe Việt phải có lộ trình.
Nhưng nếu Vinfast Phạm Nhật Vượng Vingroup chinh phục được thị trường Mỹ – một thị trường với người tiêu dùng khó tính nhất, rào cản kỹ thuật khắt khe nhất thế giới thì đương nhiên người tiêu dùng các nước khác sẽ tin và nghe theo. Như vậy Vinfast đang dùng chính người Mỹ, thị trường Mỹ để PR cho sản phẩm của mình ra toàn thế giới.
Để cạnh tranh về giá, Vinfast đã nghĩ ra chiêu cho thuê pin. Chiêu này đã giúp xe điện của Vinfast có giá thành thấp hơn hẳn so với xe cùng phân khúc đang có mặt trên thị trường bởi ai cũng biết pin là một hạng mục có giá rất đắt trong cấu thành một chiếc xe điện.
Ông Phạm Nhật Vượng: Xe điện VinFast đủ tính năng như Tesla
Và yếu tố cuối cùng để khách hàng phải tâm phục, khẩu phục đó chính là chất lượng dịch vụ. VinGroup cam kết sẽ bảo hành xe của mình bán ra, bao gồm cả pin một thời gian lên đến 10 năm, một quãng thời gian dài chưa có bất cứ hãng xe điện nào dám áp dụng.
Như vậy, với chất lượng xe tốt, giá thành thấp, chất lượng dịch vụ hoàn hảo, người tiêu dùng toàn cầu đã có thể hoàn toàn yên tâm, không còn bất cứ lý do gì để họ không thò tay vào túi móc tiền Phạm Nhật Vượng Vingroup mua xe Vinfast. Với cách làm đi tắt đón đầu này, Vingroup sẽ cắt ngắn được đoạn đường mà các hãng xe điện khác đã chạy, vượt qua họ để chiếm lĩnh thị trường thế giới. Khi đó, hy vọng về một sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam nổi tiếng toàn cầu trong vài năm tới là điều không hề nằm ngoài sức tưởng tượng của người dân đất Việt.
CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI KÊNH PROPERTYXVN.COM
MỌI THÔNG TIN MUA BÁN – KÝ GỬI ĐẤT NỀN – ĐẤT VƯỜN – NHÀ PHỐ – BIỆT THỰ – SHOPHOUSE – SUẤT NỘI BỘ HẢI GIANG MERRY LAND QUY NHƠN VUI LÒNG LIÊN HỆ
PHÒNG KINH DOANH: 0903 066 813
Tìm hiểu thêm : https://www.facebook.com/propertyxvn/
CHÚC QUÝ KHÁCH SỨC KHỎE & THÀNH CÔNG, TRÂN TRỌNG!
>> Các Dự Án Mới Của Tập Đoàn Hưng Thịnh:
1. Căn Hộ Cao Cấp Lavita Thuận An
2. Căn Hộ Cao Cấp Moonlight Centre Point Bình Tân
3. Căn Hộ Biên Hoà Universe Complex