Việc Tân Hoàng Minh xin bỏ cọc chấm dứt hợp đồng mua bán lô đất 2,43 tỷ đồng một m2 ở Thủ Thiêm được cho sẽ làm “ảnh hưởng thị trường”. Đó là một phần nội dung “tâm thư” với chữ ký của Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội về hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Mục lục
Vì sao Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất đấu giá ở Thủ Thiêm và hệ lụy ra sao ?
Một vị chuyên gia từng cho rằng doanh nghiệp bỏ cuộc thì Nhà nước cũng thu lại được khoản tiền không hề nhỏ, song cũng có những ý kiến khác. Còn Tân Hoàng Minh, ngoài “mất” gần 600 tỷ đồng còn mất gì?
Liên quan tới vụ bỏ cọc đất Thủ Thiêm, đại diện Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho biết Công ty TNHH Đầu tư Ngôi Sao Việt sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TPHCM để báo cáo và gửi Trung tâm Phát triển quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TPHCM đề nghị đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá tài sản ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Đồng thời Tập đoàn này khẳng định sẽ chấp nhận chịu mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật về việc đấu giá tài sản công.
Công ty TNHH Đầu tư Ngôi Sao Việt thuộc Tân Hoàng Minh là một trong 4 doanh nghiệp trúng đấu giá trong phiên đấu giá ngày 10/12 tại TPHCM. Cụ thể, doanh nghiệp này trúng đấu giá lô đất 3-12 diện tích 10.060 m2, giá 24.500 tỷ đồng (tương đương hơn 2,4 tỷ đồng/m2). Số tiền mà Tân Hoàng Minh đặt cọc là 588 tỷ đồng.
Tân Hoàng Minh bỏ cọc: Mất tiền, mất uy tín?
CEO một doanh nghiệp bất động sản ở Hà Nội cho biết không cảm thấy quá ngạc nhiên khi Tân Hoàng Minh bỏ cọc. Bởi số tiền phải đóng là con số rất lớn, hơn 1 tỷ USD. Theo vị này, để huy động số tiền này với một doanh nghiệp là không “hề đơn giản”. Chưa kể còn vô số bài toàn kinh doanh sau đó để đảm bảo hiệu quả dòng tiền.
Còn nhớ thời điểm mua được đất vàng Lê Duẩn, quận 1, TPHCM trước đây, sau đó ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh lại tiết lộ, cuộc đấu giá thành công do… lỡ lời. Khu đất này khởi điểm 550 tỷ đồng và giờ doanh nghiệp phải trả tới 1.430 tỷ đồng – gấp 2,6 lần để sở hữu nó. “Dù ở góc độ kinh tế, đây là cuộc đấu giá thất bại”, ông Dũng nói.
Sang đến vụ đấu giá ở Thủ Thiêm, mặc dù đã đọc những lý giải của ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh – về việc vì sao bỏ giá cao rồi lại bỏ cọc, song một số doanh nghiệp cùng ngành vẫn thấy sự “khó hiểu”.
Song nhìn chung, một số ý kiến cho rằng cơ bản sẽ tốt cho thị trường bất động sản. “Nó sẽ đưa về giá trị thực hơn. Các khu vực xung quanh theo đó sẽ hạ nhiệt hơn”, vị này nhấn mạnh.
Tân Hoàng Minh xin bỏ cọc gần 600 tỷ đồng Được gì và mất gì?
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, cho rằng sau khi xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm, cái mất lớn nhất của Tân Hoàng Minh là uy tín, ngoài số tiền cọc mất.
Trước đó, trong tâm thư được ghi ngày 10/1/2022 gửi đến các lãnh đạo cấp cao Trung ương, TPHCM, ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh – đã xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá tài sản ô đất 3-12 khu chức năng số 3.
Tiết lộ lý do bỏ cọc, ông Dũng viết trong “tâm thư”: Sau khi trúng đấu giá với giá cao như vậy, chúng tôi đã suy nghĩ và lắng nghe rất nhiều dư luận theo nhiều chiều khác nhau và thấy rằng đấu giá trúng ở mức cao như vậy có thể dẫn tới hệ lụy không tốt. “Đặc biệt sau khi tiếp thu ý kiến nhận định của Bộ trưởng Tài chính tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ nhất vừa qua”, ông Dũng nêu trong thư.
Ông chủ Tân Hoàng Minh cũng nói thêm, việc này để “bảo đảm một phần ổn định thị trường kinh doanh bất động sản, lợi ích của tập thể, của xã hội lên trên…”. Đồng thời Chủ tịch Tân Hoàng Minh cũng gửi đến các lãnh đạo cấp cao “lời xin lỗi chân thành nhất”.
Bỏ cọc Tân Hoàng Minh liệu có chịu thiệt?
GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, phân tích có 2 lý do khiến Tân Hoàng Minh xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất 3-12 thuộc khu chức năng số 3 trong Khu đô thị Thủ Thiêm.
Thứ nhất, doanh nghiệp trực tiếp đấu giá và xin bỏ cọc là công ty con của Tân Hoàng Minh – Công ty TNHH đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt. Do đó, có thể Tân Hoàng Minh đứng đằng sau “đạo diễn” nên tập đoàn này sẽ không bị ảnh hưởng gì cả.
Thứ hai, việc đấu giá đất Thủ Thiêm cao kỷ lục đã tác động tới thị trường BĐS thời gian qua, cụ thể là làm cho giá đất quanh khu vực này “sốt” cao hơn. Sau đó, công ty con của Tân Hoàng Minh bỏ cọc, nhưng sẽ để lại được tiếng vang rằng giá đất bên cạnh quận 1 rất cao.
Theo GS Đặng Hùng Võ, việc hủy kết quả đấu giá lô đất mà Tân Hoàng Minh thắng đấu giá sẽ không có nhiều tác động đến giá đất Thủ Thiêm ở thời điểm hiện tại.
“Động tác của Tân Hoàng Minh để kích giá thị trường BĐS lên, chứ không thể có giá 2,45 tỷ đồng/m2 tại Thủ Thiêm, cao gấp đôi giá đất trên đường Đồng Khởi được. Tôi cho rằng giá 500 triệu đồng/m2 ở đây là hợp lý”, ông Võ nói.
Trong khi đó, TS Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, cho rằng sau khi xin bỏ cọc lô đất đấu giá ở Thủ Thiêm, cái mất lớn nhất của Tân Hoàng Minh là danh dự và uy tín, bên cạnh mất khoản tiền đặt trước là 588,4 tỷ đồng.
Bởi trên thị trường, Tân Hoàng Minh hiện được nhiều người đánh giá là một nhà đầu tư có thực lực.
Còn dự báo về giá đất Thủ Thiêm sau sự kiện trên, ông Đính đánh giá “không bị ảnh hưởng gì nhiều vì các ông ảo đang chơi với nhau, nếu nhà đầu tư không có kinh nghiệm nhảy vào sẽ bị sập bẫy”.
Tuy nhiên, khi nguồn cung dồi dào, thị trường sẽ tự điều tiết về đúng giá trị thực. Muốn nguồn cung dồi dào, Nhà nước cần nhanh chóng tháo gỡ các rào cản về chính sách pháp lý.
Cấm vĩnh viễn không cho đấu thầu nếu nhằm mục đích trục lợi
Do đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, Công ty TNHH đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt phải mất khoản tiền đặt trước 588,4 tỷ đồng. Đây là số tiền lớn, nhưng có thể sẽ không là gì nếu so với mục đích khác của doanh nghiệp, hay hệ lụy gây ra cho thị trường BĐS, cho kinh tế địa phương.
TS Nguyễn Văn Đính thẳng thắn nhìn nhận các quy định trong Luật Đấu thầu chưa bao quát hết những vấn đề có thể phát sinh ngoài thực tiễn.
Ngoài mất cọc, ông Đính đề xuất các đối tượng có hành vi bỏ thầu giá quá cao để nhằm mục đích khác như làm tăng giá trị tài sản và lên sàn chứng khoán, thì sẽ vĩnh viễn không cho tham gia đấu giá trên toàn quốc.
Thậm chí, không giao các dự án để loại trừ các thành phần mang mục tiêu, mục đích khác làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của thị trường BĐS.
Đối với trường hợp của Tân Hoàng Minh, thực tế đây không phải lần đầu tiên tập đoàn này dính lùm xùm liên quan đến đấu giá “đất vàng”.
Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc, cú “shock” cho thị trường BĐS
Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh muốn hủy cọc đã được dự đoán từ đầu vì mức giá đó là bất hợp lý.
Tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc Tập đoàn Tân Hoàng Minh muốn hủy cọc đã được dự đoán từ đầu vì mức giá đó là bất hợp lý.
Sau thông tin ông Đỗ Anh Dũng- Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh gửi tâm thư xin tự nguyện đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản lô đất đã trúng tại lô đất có diện tích 10.060 m2 với giá 24.500 tỷ đồng (tương ứng 2,45 tỷ đồng/m2) ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Thủ Đức (TP.HCM) của Công ty TNHH đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt thuộc Tập đoàn này đã thu hút sự chú ý của dư luận, nhiều chuyên gia bất động sản (BĐS) khẳng định, việc Tân Hoàng Minh sau khi trúng đấu giá đất với giá cao không tưởng đã gây chấn động thị trường.
Việc xin bỏ cọc lô đất đấu giá của Tân Hoàng Minh sẽ làm cho giá cả thị trường khu vực Thủ Thiêm sẽ xuống và dần dần trở lại mặt bằng cũ. Bởi trên thực tế, những ngày vừa qua, giá đất tại Thủ Thiêm được môi giới chào bán đã tăng từ 30-40%, thậm chí có những vị trí được đẩy giá tăng thêm tới 60%. Điều này khiến thị trường bất động sản rơi vào ngõ cụt vì giá đất tăng sẽ khiến giá nhà thành phẩm đội lên rất nhiều.
Song song đó, ngay sau vụ trúng giá quá cao của Tân Hoàng Minh, gần như thị trường giao dịch dừng hẳn bởi người bán cũng thận trọng sợ “hớ”, người mua cũng dè chừng bởi giá tăng cao chóng mặt. Từng đó, mặt bằng giá ở thành phố Thủ Đức đã ghi nhận mức tăng mạnh, mức giá tăng từ 15-20%.
Một ví dụ cụ thể như trục đường Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi tăng khoảng 150 triệu đồng/m2, từ mức 300-350 triệu đồng/m2 lên ngưỡng từ 450-500 triệu đồng/m2. Khu Đông Thủ Thiêm, Nam Rạch Chiếc, Cát Lái, Đảo Kim Cương trước kia được giao dịch 160-164 triệu đồng/m2 thì nay cũng rao bán lên tới 200-250 triệu đồng/m2.
Đấu giá đất Thủ Thiêm Tại sao những người tham gia đã nỗ lực để trả một mức giá cao cuối cùng họ buộc phải bỏ cọc?
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, thông tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất ở Thủ Thiêm sẽ tác động đến tâm lý của những người tổ chức đấu giá và các doanh nghiệp muốn tham gia đấu giá về sau. Chuyên gia đặt vấn đề: Tại sao những người tham gia đã nỗ lực để trả một mức giá cao như vậy mà họ buộc phải bỏ cọc?
Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có thông cáo báo chí về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất 24.500 tỷ đồng tại Thủ Thiêm.
“Nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường bất động sản, Công ty Ngôi Sao Việt sẽ có văn bản chính thức gửi UBND TP HCM để báo cáo và gửi Trung tâm Phát triển Quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TP HCM đề nghị đơn phương chấm dứt Hợp đồng mua bán đấu giá tài sản của ô đất 3-12 khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồng thời, doanh nghiệp chấp nhận chịu mọi chế tài về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng này theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản công”, thông cáo nêu rõ.
Làm gì để không có “Tân Hoàng Minh thứ 2” khi đấu giá đất?
Mới đây, Tập đoàn Tân Hoàng Minh chính thức phát đi thông cáo báo chí về việc xin tự nguyện đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đất đấu giá lô đất 3-12 tại khu chức năng số 3, Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại về những hệ lụy, tác động của sự việc này tới nền kinh tế.
Bỏ lỡ cơ hội phát triển sớm
TS. Huỳnh Thanh Điền, chuyên gia kinh tế cho rằng, việc Tân Hoàng Minh bỏ cọc ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp. Sau đấu giá, thị trường bất động sản tại TP.HCM đã bị tác động, giá đất khu vực lân cận Thủ Thiêm tăng khoảng 10%.
“Nhà nước sẽ lãng phí về mặt chi phí, phải tổ chức đấu giá lại. Các doanh nghiệp sẽ mất tiền nếu cứ bỏ cọc như vậy. Lãng phí của xã hội, của doanh nghiệp, tốn kém về thời gian, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nền kinh tế, những định hướng, kế hoạch của Nhà nước. Bởi vì Nhà nước dự chi ngân sách, bán đất để sử dụng vào việc gì đã có mục đích”, ông Nguyễn Văn Được cho biết.
Cần có mức phạt tương xứng
Còn kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nhận định, từ vụ việc Tân Hoàng Minh, trước mắt, Nhà nước có thể nghiên cứu để bổ sung thêm điều khoản về mức phạt. Đối với trường hợp của Tân Hoàng Minh, theo quy định hiện nay chỉ bị mất tiền cọc. Cho nên ông Sơn đề xuất, trong trường hợp nhà đầu tư bỏ cọc vì các lý do khách quan, bất khả kháng thì có thể xem xét, nhưng nếu chứng minh được việc bỏ cọc do suy tính về mặt lợi ích riêng thì sẽ có mức phạt tương xứng, bởi vì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường. Ngoài ra, cần có quy định về mặt theo dõi lịch sử đấu giá, nếu doanh nghiệp nào từng bỏ cọc nhiều lần thì có biện pháp hạn chế và phải giải trình với cơ quan chức năng.
“Khi nhà đầu tư đấu giá và bỏ cọc, trước nay họ không có trách nhiệm giải trình bởi chúng ta có thể xem đây là bí mật kinh doanh. Nhưng khi họ bỏ cọc và không mua nữa, bên cạnh việc mất cọc, họ phải giải trình với các cơ quan Nhà nước, tại sao mua đất với giá này, kế hoạch của doanh nghiệp sẽ làm những gì để thu hồi vốn và có lợi ích. Kế hoạch đó phải được chứng thực là kế hoạch thật chứ không phải kế hoạch mơ tưởng nào”, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đề xuất./.
Nhiều hệ lụy khi Tân Hoàng Minh bỏ cọc đất Thủ Thiêm
Chủ tịch Tân Hoàng Minh có tâm thư gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc xin bỏ cọc lô đất trúng đấu giá 24.500 tỷ ở Thủ Thiêm, sẵn sàng chấp nhận chế tài khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán đấu giá lô đất ở bán đảo này.
Trong tâm thư Chủ tịch hội đồng thành viên công ty Tân Hoàng Minh, ông Đỗ Anh Dũng nêu lý do “nhận thấy kết quả đấu giá sẽ dẫn đến sự xáo trộn trong lĩnh vực kinh tế nói chung, bất động sản nói riêng” nên xin bỏ cọc (588,4 tỷ đồng).
ông Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: “Kết quả đấu giá đất ở Thủ Thiêm với mức cao nhất lên đến 2,43 tỷ đồng một m2, cao hơn gấp 2 lần giá đất tại Đồng Khởi là điều vô lý”.
Theo quan điểm của ông Võ, hiện các nhà đầu tư có nhiều “bài vở” trong chuyện tạo sốt đất, không chỉ diễn ra ở Thủ Thiêm mà còn ở cả nước. Riêng chiêu kích giá đất ở Thủ Thiêm từ vụ đấu giá sẽ gây tác động nhất định đến cả nước.
heo ông Nghĩa, rút kinh nghiệm từ cuộc đấu giá đất Thủ Thiêm vừa qua, cơ quan nhà nước cần có thêm cơ chế kiểm soát tư cách nhà đầu tư tham gia đấu giá thông qua việc chứng minh năng lực và ý tưởng thực hiện dự án. Các tiêu chuẩn sàng lọc nghiêm ngặt lịch sử hoạt động của các doanh nghiệp, chế tài mạnh, đủ sức răn đe để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực nằm trong tầm tay Nhà nước, có thể làm nhanh.
Ông cũng cho rằng thành phố cần có hội đồng đánh giá hoạt động đấu giá đất một cách độc lập, trong đó một mặt hạn chế rủi ro làm méo mó thị trường, mặt khác thúc đẩy hoạt động đấu giá diễn ra minh bạch để tăng nguồn thu cho ngân sách.
Còn ông Võ thừa nhận từ vụ việc đấu giá đất Thủ Thiêm lần này cũng đặt ra vấn đề về lỗ hổng trong pháp luật đấu thầu của Việt Nam, cho thấy cần phải sửa luật cho phù hợp. Thứ nhất là việc ai là người có quyền tham gia, mức độ tiềm năng tài chính như thế nào, vốn pháp định ra sao…